Gù lưng là tình trạng phần lưng trên bị biến dạng do cột sống cong quá mức về phía trước. BS.CKII Nguyễn Xuân Thắng,ữagùlưngbằngvậtlýtrịliệtải b29 bet Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết đa phần trường hợp gù nhẹ không nguy hiểm và có thể điều trị bằng tác nhân vật lý, tức vật lý trị liệu. Bác sĩ cũng có thể chỉ định vật lý trị liệu cho người bệnh sau khi phẫu thuật cột sống để đẩy nhanh tốc độ phục hồi.
Vật lý trị liệu là chương trình tập luyện bao gồm các bài tập giúp giảm đau, tăng cường sức mạnh cho các cơ nâng đỡ cột sống và các mô mềm khác. Phương pháp này cải thiện phạm vi chuyển động của cổ, vai và cột sống; giảm cứng khớp, căng thẳng cột sống, mất thăng bằng; giúp điều chỉnh tư thế sinh hoạt nhằm ngăn bệnh tái phát.
Các chương trình tập vật lý trị liệu được thiết kế phù hợp với từng trường hợp gù lưng cụ thể, hướng đến các mục tiêu như nắn sửa biến dạng vùng lồng ngực, cột sống, khung chậu; duy trì và tăng cường tầm vận động của cột sống. Phương pháp này còn có thể ngăn ngừa biến dạng cột sống tiến triển nghiêm trọng hơn và các bệnh lý thứ phát của hệ vận động, hệ tim mạch, hệ hô hấp...
Theo bác sĩ Thắng, điều trị gù lưng là quá trình dài hạn, người bệnh phải kiên trì theo hết liệu trình, không tự ý ngừng giữa chừng.
Chương trình tập luyện có thể bao gồm các bài tập như sau:
Bài tập điều chỉnh tư thế và tăng cường sức mạnh cột sốnggiúp giảm độ cong bất thường của cột sống, giảm đau và ngăn tình trạng gù lưng tiến triển nghiêm trọng hơn. Người bệnh cần thực hiện bài tập kết hợp với điều chỉnh tư thế trong sinh hoạt, vận động hàng ngày như đi, đứng, ngồi, nằm...
Bài tập giữ thăng bằng và điều chỉnh dáng đicó tác dụng làm giảm nguy cơ té ngã do gù lưng. Nhóm bài tập này thường được chỉ định kết hợp với các bài tập khác khi người bệnh khó đi bộ hoặc giữ thăng bằng.
Thay đổi cách thực hiện các hoạt động hàng ngàynhư lên giường, xuống giường, cúi người, ngồi ghế, sử dụng bồn tắm... để đảm bảo an toàn, dễ dàng hơn mà không ảnh hưởng xấu đến cột sống.
Xoa bópgiúp giảm tình trạng cứng cơ và mô mềm, cải thiện tính linh hoạt của cột sống.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, ngoài vật lý trị liệu, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh thực hiện các phương pháp điều trị khác như dùng thuốc giảm đau, thuốc điều trị loãng xương...; đeo nẹp khi gù lưng (ở trẻ em) giúp ngăn chặn biến dạng cột sống tiếp tục phát triển. Người bị gù lưng nghiêm trọng, làm biến dạng cấu trúc, gây đau đớn, ảnh hưởng đến hô hấp... được phẫu thuật bắt vít, đặt nẹp để nắn chỉnh cột sống.
Theo bác sĩ Thắng, người bệnh được điều trị bằng bất kỳ phương pháp nào thì gù lưng vẫn có thể tái phát sau khi đã chữa khỏi. Người bệnh cần chủ động chăm sóc, luyện tập theo chỉ dẫn của bác sĩ để cột sống khỏe mạnh dù đã kết thúc liệu trình điều trị.
Gù lưng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như đau đớn, khó thở; té ngã, gãy xương; suy giảm chức năng phổi do thay đổi khoảng cách giữa xương chậu và xương sườn; chèn ép đường tiêu hóa dẫn đến khó nuốt, trào ngược axit... Người bệnh nên chọn cơ sở y tế uy tín để đạt hiệu quả điều trị tối ưu, tránh làm cột sống biến dạng nghiêm trọng hơn, gây tổn thương mô mềm, khớp.
Phi Hồng